Dùng nhà chung cư để vay thế chấp đang được nhiều người tìm hiểu. Nhu cầu cần vay tiền bằng hình thức này nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh, tiêu dùng hoặc mua bán và một vài dự định cá nhân. Nhưng ngân hàng có chấp nhận cho vay hay không? Hãy cùng vaytienphuocan tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
1. Nhà chung cư có được dùng để vay thế chấp không?
Vay thế chấp bằng nhà chung cư hiện nay đang là một hình thức cho vay phổ biến của ngân hàng với tài sản đảm bảo. Bạn có thể dùng tài sản là căn hộ chung cư mà bạn đang hoặc sắp có được trong tương lai để vay thế chấp.

Dùng nhà chung cư để vay thế chấp có được không?
Lưu ý, theo quy định của ngân hàng cho vay hình thức thế chấp này, khi đến thời hạn trả nợ mà người vay không trả được vốn và lãi suất theo quy định của ngân hàng, thì quyền sở hữu chung cư của bạn sẽ thuộc về ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng cho vay nào đó.
Vaytienphuocan cũng lưu ý bạn rằng, chỉ nên sử dụng nhà chung cư để vay thế chấp từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng uy tín.
2. Vay thế chấp dùng nhà chung cư người vay cần chú ý gì?
Không riêng việc bạn cần chọn ngân hàng uy tín để thế chấp tài sản là nhà chung cư để vay tiền, bên cạnh đó bạn cần tìm hiểu và nắm rõ thêm các điều quan trọng như sau:
2.1 Nắm rõ quyền sở hữu nhà chung cư
Để bạn có thể nhận được hợp đồng vay vốn dễ dàng từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng uy tín, bạn cần nắm thông tin và hiểu rõ về quyền sở hữu nhà chung cư hiện có hoặc trong tương lai của mình đang ở trong tình trạng nào sau đây:
- Nếu nhà chung cư bạn sở hữu hoặc bạn sẽ ở trong tương lai tới đây hoặc thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, thì bạn được vay thế chấp tại các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Nếu nhà chung cư mà bạn muốn dùng để vay thế chấp lại thuộc sở hữu của 1 tổ chức hay của đơn vị kinh doanh, cơ quan thì bạn chỉ có thể vay thế chấp tại một số các tổ chức tín dụng hiện đang hoạt động tại Việt Nam.
- Nếu như tài sản nhà chung cư bạn dùng để vay tiền thuộc quyền sở hữu chung của nhiều các đối tượng khác nhau, sẽ cần có sự xác nhận chấp thuận để bạn vay thế chấp của các bên thông qua văn bản pháp luật.
- Nếu căn hộ chung cư bạn dùng để vay thế chấp tại thời điểm nhà này đang hoạt động cho thuê, bạn cần thông báo cho bên thuê được biết rằng Họ vẫn được thuê đến thời hạn kết thúc hợp đồng.
Sau khi tìm hiểu về quyền sở hữu, bạn bắt đầu tìm hiểu thêm về ngân hàng cho vay với hình thức này.
2.2 Tìm hiểu kỹ và tiến hành chọn 1 ngân hàng cho vay phù hợp
Năm nay đang có khá nhiều ngân hàng cho vay thế chấp dạng này, Họ đưa ra nhiều các chương trình thu hút khách hàng vay bằng cách thế chấp tài sản đảm bảo là nhà chung cư với mức vay cao, lên đến 100% giá trị tài sản dùng để đảm bảo.

Theo đó, thời hạn chi trả khoản vay này sẽ dài hạn và lãi suất cực kỳ hấp dẫn. Khi đi chọn ngân hàng để vay, bạn cần phải tìm hiểu thông tin và chọn thật kỹ lưỡng, để thật sự phù với mục đích sử dụng vốn vay, cũng như khả năng trả nợ của bạn.
Phần đông những người chọn vay sẽ chọn các ngân hàng Nhà Nước có độ uy tín cao, như ngân hàng: Vietcombank, Vietinbank hoặc Agribank,… Hy vọng sẽ được đảm bảo về quyền lợi cũng như hạn chế tối đa rủi ro cho người vay bằng thế chấp nhà chung cư.
Ngoài ra, còn có các ngân hàng cổ phần vốn hóa nhỏ và Họ cho vay với mức lãi suất thấp hơn < 0,7%/năm, như: TPbank, SHB, LienvietPostbank hay ANZ, Sacombank,… Ví dụ, TPbank là ngân hàng cho vay với mức lãi suất chỉ 0,39%/năm.
Bạn cần hỏi rõ để nắm về: mức lãi suất này cố định là trong bao lâu? Lãi suất linh hoạt khi điều chỉnh được tính theo công thức nào?…. Nhiều các ngân hàng áp dụng lãi suất ưu đãi thấp chỉ trong năm đầu tiên, sau đó sẽ tăng lãi suất vay vào năm thứ 2 và tiếp theo các năm sau theo công thức điều chỉnh rất cao.
Bạn có thể tham khảo bảng thống kê bảng lãi suất vay thế chấp tài sản của các ngân hàng lớn sau:
- Ngân hàng ACB Bank: Từ 7.0 – 7.7 %/năm.
- Ngân hàng Vietcombank: Từ 7.2 – 8.0 %/năm.
- Ngân hàng VP Bank: Từ 6.8 – 8.6 %/năm.
- Ngân hàng Sacombank: Từ 7.49 – 8.5 %/năm.
- Ngân hàng Techcombank: Từ 6.49 – 10.99 %/năm.
- Ngân hàng VietinBank: Từ 6.0 – 8.0 %/năm.
- Ngân hàng Agribank: Từ 6.0 – 9.0 %/năm.
Ngoài vấn đề lãi suất, thời hạn vay cũng như số vốn bạn cần vay, thì dịch vụ chăm sóc khách hàng của ngân hàng đó như thế nào, bạn xem có tốt hay không. Vì nếu như có sự cố trong quá trình vay, dịch vụ của ngân hàng đó tốt Họ sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn kịp thời.
Quan trọng thứ 3 chính là cân nhắc và tính toán thật kỹ về khả năng trả nợ khoản vay của bạn.
2.3 Tính toán và cân nhắc thật kỹ lưỡng về khả năng bạn sẽ trả nợ khoản vay

Tính toán khả năng trả nợ khoản vay khi dùng nhà chung cư để vay thế chấp
Ngoài việc bạn phải trả những khoản vốn vay định kỳ mỗi tháng, lãi suất đi kèm không phải là con số nhỏ. Vì vậy, bạn cần xem xét kỹ trước khi quyết định số vốn bạn cần vay, thời hạn trả, và mức lãi suất như thế nào phù hợp,…. Cộng với khả năng tài chính, nguồn thu nhập cá nhân cũng như mức chi trả nợ định kỳ là bao nhiêu.
Việc chi trả khoản vay mỗi tháng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân hoặc đến cả gia đình. Quan trọng hơn là bạn cần hạn chế tối đa việc trả nợ trễ hẹn hoặc là để nợ quá hạn khi đã đến kỳ thanh toán.
Vay thế chấp nhà chung cư bạn không thể suy nghĩ đơn giản, vì nếu không nguy cơ bạn trở thành “con nợ xấu” đối với ngân hàng sẽ xảy ra. Hầu như tất cả các giao dịch trong đời sống hàng ngày của bạn (người đi vay) đều có liên hệ mật thiết với ngân hàng cho vay.
Cho nên, một khi đã mất uy tín bạn sẽ bị điểm tín dụng thấp sẽ kéo theo các hoạt động tín dụng khác của bạn cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Trường hợp xấu nhất chính là các mức phí tín dụng theo đó tăng lên làm cho bạn mất kiểm soát.
2.4 Quyết định vay bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giấy tờ cần thiết

Hồ sơ và thủ tục cần thiết khi dùng nhà chung cư để vay thế chấp
Một khi bạn đã tính toán và quyết định vay, bước sau cùng là bạn chuẩn bị hồ sơ vay thế chấp nhà chung cư như thế nào. Bạn cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu của ngân hàng cho vay với các hồ sơ vay tiền cần thiết, gồm có:
- Căn cước công dân/ Hộ chiếu.
- Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân (đã kết hôn/ còn độc thân).
- Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà chung cư, giấy xác nhận đồng thuận của 2 người (vợ chồng) nếu đã kết hôn và những người có liên quan.
- Giấy tờ về tài chính và một vài các phương án trả nợ ngân hàng.
Hãy đảm bảo rằng bạn đọc kỹ tất cả những thông tin, các biên bản hợp đồng vay thế chấp nhà chung cư trước khi bạn đặt bút ký tên.
Dù bạn đang có ý định hay muốn biết để tư vấn bạn bè, người thân có nhu cầu vay thế chấp, bạn cũng nên xem xét kỹ và chính xác để đảm bảo được an toàn về tài chính và hạn chế những rủi ro có thể sẽ xảy ra trong thời gian bạn đang trả nợ khoản vay cho ngân hàng.
Nếu bạn cần tư vấn chi tiết và cụ thể về việc bạn có thể dùng nhà chung cư để vay thế chấp được không, hãy gọi cho vaytienphuocan nhé!
Xem thêm: