Vay thế chấp nhà ở cần những điều kiện và thủ tục như thế nào đang là chủ đề có nhiều lượt tìm kiếm nhất hiện nay. Hãy cùng Vay tiền Phước Ân tìm hiểu rõ hơn về hình thức vay này.
1. Điều kiện vay thế chấp nhà ở
Vay thế chấp nhà ở đã trở nên phổ biến trong thực tiễn đời sống hiện nay. Thế chấp nhà ở- là 1 quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, nhưng để thực hiện quyền thế chấp, các chủ thể cần phải đáp ứng đủ điều kiện vay thế chấp sổ đỏ theo đúng quy định của pháp luật.

Một số các điều kiện vay thế chấp nhà ở như sau:
1.1. Điều kiện: thế chấp quyền sử dụng đất ở
Khi hộ gia đình, cá nhân sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, sẽ được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thế chấp quyền sử dụng đất ở (Theo quy định của pháp luật về đất đai), tuy nhiên đất đó không thuộc diện có tranh chấp. Mục đích của việc vay thế chấp quyền sử dụng đất ở được phép khi phục vụ cho phát triển sản xuất và các nhu cầu đời sống.
Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất ở chính là các tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam như ngân hàng, tổ chức tín dụng. Tóm lại, chủ thể sẽ không thể thế chấp nhà ở khi không có sổ đỏ (trừ trường hợp có thể thế chấp nhà ở, căn hộ chung cư hình thành trong tương lai – vẫn chưa có sổ đỏ).
1.2 Điều kiện của bên nhận thế chấp nhà ở
Cả bên thế chấp và bên nhận thế chấp nhà ở đều được quy định theo Điều 144 Luật nhà ở 2014 như sau:
Quote”..”
“- Trong trường hợp bên thế chấp nhà ở là một tổ chức thì pháp luật quy định, bên nhận thế chấp sẽ là tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
– Trong trường hợp bên thế chấp nhà ở là cá nhân thì bên nhận thế chấp sẽ là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam hoặc cá nhân khác.”
1.3 Điều kiện thế chấp nhà ở thuộc quyền sở hữu chung
Theo điều 145 Luật nhà ở 2014 quy định về việc thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung có nội dung như sau:
Quote”..”
“– Chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý bằng văn bản đối với việc thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung (trừ những trường hợp sở hữu chung theo từng phần).
– Nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở sẽ do các chủ sở hữu chung hợp nhất liên đới cùng thực hiện.”
1.4 Điều kiện thế chấp nhà ở trong khi đang cho thuê
Quyền thế chấp nhà ở khi đang cho thuê được quy định ở Điều 146 Luật nhà ở 2014 với nội dung cụ thể như sau:
Quote”..”
“– Chủ sở hữu nhà sẽ phải thông báo cho bên thuê trước về việc thế chấp bằng văn bản. Bên thuê nhà ở sẽ được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở.
– Bên thuê nhà sẽ được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà mà các bên đã ký trước đó.“
Nhà ở đang thuê sẽ bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp, trừ các trường hợp sau đây:
- Bên thuê không chịu trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có những lý do chính đáng.
- Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê.
- Người thuê không được tự ý đục phá, cơi nới hoặc cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê. Khi cần thực hiện việc chuyển đổi, cho mượn hoặc cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý trước của bên cho thuê.
- Bên thuê nhà ở có làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người trong khu vực xung quanh. Tuy đã bị lập biên bản đến lần thứ 3 mà vẫn không có dấu hiệu khắc phục.
2. Thủ tục vay thế chấp nhà ở

Khi cần vay thế chấp nhà ở, người vay cần tham khảo để biết các thủ tục sau:
2.1 Hồ sơ vay thế chấp nhà ở
Hồ sơ dùng để vay thế chấp nhà ở bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cụ thể như sau:
- Kế hoạch hoặc dự án kinh doanh đang cần đầu tư vốn.
- Đơn đề nghị thế chấp nhà.
- Hợp đồng thế chấp nhà có chứng nhận từ văn phòng công chứng.
- Những loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên muốn thế chấp.
- Giấy tờ xác nhận đăng ký thế chấp (nếu các bên thế chấp có yêu cầu).
2.2 Trình tự thực hiện thủ tục thế chấp nhà ở
Trình tự thực hiện thủ tục thế chấp nhà ở được Pháp luật quy định cụ thể như sau:
- Bên thế chấp nhà sẽ làm đơn đề nghị thế chấp nhà ở và gửi về Ngân hàng (kèm theo kế hoạch/dự án kinh doanh đang cần đầu tư vốn).
- Trường hợp đồng ý, Ngân hàng xem xét và thẩm định giá trị căn nhà muốn thế chấp.
- Các bên sẽ lập một bản hợp đồng thế chấp nhà ở có công chứng.
- Bên thế chấp cung cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và thông báo đã đăng ký thế chấp cho Ngân hàng nộp vay để xét duyệt và làm thủ tục nhận tiền vay.
- Khi có thông báo, ngân hàng sẽ gửi văn bản thông báo cho các cơ quan quản lý nhà ở, nơi đã làm thủ tục chứng Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà biết về việc thế chấp.
- Nếu các bên có yêu cầu bổ sung đăng ký, bên thế chấp phải có đơn gửi về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và kèm theo Giấy tờ sở hữu nhà ở khi đăng ký thế chấp.
- Một khi đã đăng ký thế chấp nhà ở, bên thế chấp có nhiệm vụ chuyển thông báo đã giải chấp của Ngân hàng kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để thực hiện xoá đăng ký thế chấp.
- Sau khi bên thế chấp nhà đã thanh toán đầy đủ tiền vay, Ngân hàng cho vay sẽ thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở biết về việc bên thế chấp đã giải chấp. Đồng thời, sẽ lập thủ tục thanh lý hợp đồng thế chấp và giao lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho bên thế chấp theo đúng quy định pháp luật.
3. Điều kiện thực hiện quyền vay thế chấp nhà ở

Theo Điều 118 và Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, khi chủ thể muốn thế chấp nhà ở cần phải có đủ điều kiện của nhà khi tham gia giao dịch và điều kiện của người thế chấp. Cụ thể:
3.1 Điều kiện giao dịch của nhà ở dùng thế chấp
Theo khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, để giao dịch về thế chấp vay bằng nhà ở cần có đủ điều kiện sau đây:
- Cần có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ một số các trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai (đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu để đưa vào sử dụng).
- Căn nhà thế chấp không được thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, hoặc khiếu kiện về quyền sở hữu; hoặc đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với quyền sở hữu nhà ở có thời hạn.
- Nhà ở dùng thế chấp không bị kê biên để thi hành án, hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính (đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).
- Nhà ở đem đi thế chấp để vay không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, hoặc đã có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
3.2 Điều kiện của người vay thế chấp nhà ở
Theo khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người thế chấp nhà ở phải có các điều kiện sau:
- Phải là chủ sở hữu nhà ở, hoặc người được chủ sở hữu cho phép/ủy quyền để thực hiện việc thế chấp nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự.
- Nếu là cá nhân, cần phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự (Người từ đủ 18 trở lên, trừ trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ được hành vi; hạn chế năng lực hành vi dân sự).
- Nếu là tổ chức, cần phải có tư cách pháp nhân.
Như vậy, nếu như 1 người có nhà ở riêng lẻ và muốn mang thế chấp cả nhà và đất thì chỉ thực hiện được quyền thế chấp – nếu như quyền sử dụng đất đáp ứng được điều kiện theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 và nhà ở này đáp ứng được điều kiện theo khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014.
4. Những quy định về vay thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
Theo luật nhà ở năm 2014 quy định điều kiện và thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai gồm có nội dung như sau:
4.1 Trường hợp thế chấp bằng nhà ở hình thành trong tương lai trên đất của chính người thế chấp
Trường hợp này, các chủ thể sẽ cần nộp Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp hoặc nộp Giấy phép xây dựng nếu đất đó thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng.
4.2 Trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc các dự án đầu tư xây dựng
Các chủ thể cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ những tài liệu như sau:
- Hợp đồng mua bán nhà ở đã được ký kết với chủ đầu tư.
- Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở nếu như bên nhận chuyển nhượng lại hợp đồng mua bán nhà ở.
- Những loại giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo các tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
5. Vay tiền Phước Ân đơn vị cho vay thế chấp nhà ở uy tín chuyên nghiệp
Vay thế chấp nhà ở được coi là phổ biến và ngày càng nhiều hơn, tuy nhiên, người cần thế chấp phải hiểu rõ các quy định, điều kiện cũng như thủ tục tiến hành một cách cẩn thận và chính xác.
Vay tiền Phước Ân là đơn vị cho vay thế chấp nhà ở uy tín chuyên nghiệp uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ khi cần vay thế chấp nhà ở.
Với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ vay tiền nhanh nhất:
- Hỗ trợ vay tiền nhanh với mọi hình thức.
- Vượt qua đối thủ về tính chuyên nghiệp, bảo mật thông tin khách hàng.
- Hỗ trợ khách hàng nhiều phương án trả lãi thấp và trả gốc nhanh nhất.
Trên đây là nội dung hữu ích về các chủ thể thực hiện vay vốn thông qua việc vay thế chấp nhà ở hay thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo cho khoản vay. Nếu cần tư vấn cụ thể và chi tiết, giải pháp quý khách hàng liên hệ với Vay tiền Phước Ân theo Hotline: 0913.844.933
Xem thêm: Vay Thế Chấp Chung Cư: Lãi Suất, Thủ Tục, Điều Kiện?