
Bạn cần vay vốn ngân hàng nhưng đang băn khoăn giữa hai hình thức là vay thế chấp và vay tín chấp? Dưới đây là những kiến thức cần thiết mà Vay tiền Phước Ân cung cấp nhằm bạn chọn được hình thức phù hợp vay tín chấp và vay thế chấp cho khoản vay của mình.
1. Thế nào là vay tín chấp và vay thế chấp?
1.1 Vay tín chấp
Vay tín chấp là gì ? – Là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân và công ty – nơi người vay làm việc. Khoản vay tín chấp thường phục vụ cho mục đích cá nhân như mua sắm, tiêu dùng, đóng học phí, viện phí, tổ chức đám cưới, đi du lịch… Một khoản vay tín chấp thường dao động từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng và thời hạn cho vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng.

Vay tín chấp được chia ra làm nhiều sản phẩm như:
- Vay tín chấp theo lương chuyển khoản
- Vay tín chấp theo lương tiền mặt
- Vay tín chấp theo bảo hiểm nhân thọ
- Vay tiền tín chấp theo cà vẹt xe
- Vay tín chấp theo chứng minh thư, hộ khẩu
- Vay tín chấp theo bảo hiểm y tế
1.2 Vay thế chấp
Vay thế chấp là hình thức vay tiền yêu cầu người vay phải có tài sản như nhà, đất, xe để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Ngân hàng sẽ thẩm định giá trị của tài sản đảm bảo và cho vay tối đa 70% – 80% giá trị thẩm định. Trong quá trình thế chấp, tài sản đảm bảo vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu của khách hàng. Khách hàng vẫn sẽ được quyền sử dụng như bình thường nhưng giấy tờ sở hữu tài sản sẽ do ngân hàng giữ.

Tài sản đảm bảo chỉ là một điều kiện cần cho khoản vay thế chấp. Các tổ chức tín dụng vẫn sẽ thẩm định uy tín, khả năng trả nợ, thu nhập của khách hàng để xét duyệt cho vay.
Hiện nay các ngân hàng thường có các sản phẩm vay thế chấp phổ biến như:
- Vay mua nhà
- Vay mua xe
- Vay sản xuất kinh doanh
- Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo
- Vay cầm cố giấy tờ có giá
- Đọc ngay bài viết Vay thế chấp là gì ? Nên vay thế chấp hay vay tín chấp? để nắm rõ thông tin
2. Thực chất của vay thế chấp và vay tín chấp là gì?
Vay thế chấp
Đây là loại hình sản phẩm cho vay có đảm bảo truyền thống của ngân hàng, cần tài sản thế chấp và các giấy tờ đảm bảo về tài sản thế chấp. Lãi suất thấp hơn vay tín chấp và thời gian để xử lý giao dịch lâu hơn.
Vay tín chấp
Trong vay tín chấp, người vay tiền không cần thế chấp bất kỳ một tài sản nào, có thể sử dụng số tiền mình vừa vay để thực hiện những công việc đã được hoạch định sẵn,thông thường khách hàng vay với hình thức tín chấp chủ yếu là vay tiêu dùng cá nhân, khách hàng chỉ cần thanh toán một khoản tài chính vừa phải hàng tháng trong suốt quá trình vay tiền. Song, bên cạnh đó, sự trượt giá của tiền đồng theo thời gian vay cũng làm cho giá trị khoản vay ban đầu có “giá trị” hơn trong tương lai
3. So sánh vay thế chấp và vay tín chấp có ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm của vay thế chấp
- Ưu điểm lớn nhất của vay thế chấp là lãi suất thấp
- Khoản vay thế chấp thường lớn hơn nhiều so với vay tín chấp
Nhược điểm của vay thế chấp
- Thời gian giải ngân lâu hơn, từ 7 ngày đến 10 ngày làm việc
- Thủ tục nhiều hơn
- Khách hàng phải thế chấp tài sản
Ưu điểm vay tín chấp
- Ưu điểm đầu tiên hay cũng là quan trọng nhất là vay không thế chấp, khách hàng nào cũng có thể tham gia
- Thời gian giải ngân nhanh
- Thủ tục không rườm rà
Nhược điểm vay tín chấp
- Nhược điểm duy nhất của vay tín chấp đó chính là lãi suất. Với khách hàng vay thông thường thì lãi suất thường cao hơn nhiều so với vay thế chấp tài sản
4. Điều kiện để vay tín chấp và thế chấp
Điều kiện vay tín chấp
- Độ tuổi: từ 20 đến 55 với nữ và 20 đến 60 với nam
- Không có nợ xấu
- Có thu nhập từ lương đủ khả năng trả nợ
Điều kiện vay thế chấp
- Độ tuổi: từ 20 đến 55 với nữ và 20 đến 60 với nam
- Không có nợ xấu
- Có thu nhập từ lương, sản xuất kinh doanh, cho thuê nhà…đủ khả năng trả nợ
- Có tài sản đảm bảo hợp pháp theo quy định của ngân hàng. Chấp nhận tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của cha, mẹ, anh chị em ruột trong gia đình.
- Nhiều khách hàng thắc mắc: Vay tín chấp rồi có vay thế chấp được không ?
5. Tóm tắt bảng phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp
5.1 Bản chất
- Cho vay tín chấp:Là hình thức cho vay không bảo đảm bằng tài sản. Cho vay dựa trên sự đánh giá sự uy tín
- Cho vay thế chấp: + Là hình thức cho vay có tài sản bảo đảm. Cho vay căn cứ vào giá trị tài sản thế chấp
5.2 Tài sản bảo đảm
- Cho vay tín chấp: Không cần
- Cho vay thế chấp:Tài sản bảo đảm theo quy định

5.3 Số tiền cho vay
- Cho vay tín chấp:Số tiền vay được nhỏ
- Cho vay thế chấp:Số tiền vay được lớn (thường thì tùy thuộc vào giá trị của tài sản bảo đảm, đánh giả khả năng trả nợ)
5.4 Thủ tục vay
- Cho vay tín chấp:Đơn giản, nhanh chóng, có thể vay trong ngày. Hồ sơ cần chuẩn bị vay vốn đơn giản, bao gồm: đơn đề nghị vay, CMND/ Hộ chiếu, hộ khẩu, hợp đồng lao động/ bảng lương. Một số giấy tờ khác có chức năng tương tự cũng có thể được sử dụng, ví dụ như sao kê lương, quyết định bổ nhiệm, quyết định thăng chức,..
- Cho vay thế chấp: Phức tạp, thời gian xử lý giao dịch lâu, cần phải xác minh điều kiện vay. Hồ sơ chuẩn bị vay vốn phức tạp, bao gồm: giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn, giấy tờ chứng minh thu nhập,
5.5 Không trả nợ
- Cho vay tín chấp:Bị nợ xấu, bị kiện ra tòa
- Cho vay thế chấp:Bị mất tài sản thế chấp (khi bên vay không trả nợ được, bên tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ)
5.6 Lãi suất
- Cho vay tín chấp:Cao vì không cần tài sản thế chấp
- Cho vay thế chấp:Thấp và giảm dần
5.7 Thời hạn vay
- Cho vay tín chấp:Thường ngắn hơn thế chấp
- Cho vay thế chấp:Có thể kéo dài lên đến 20 năm tùy mục đích vay
6. Nên vay tín chấp hay thế chấp?
Từ những phân tích ưu, nhược điểm của 2 hình thức trên, ta có thể dễ dàng thấy được mỗi sản phẩm có những thế mạnh riêng. Nếu xét về mặt chi phí trả lãi cho khoản vay thì rõ ràng hình thức vay thế chấp sẽ luôn có lợi hơn. Ví dụ như khách hàng vay 500 triệu theo hình thức tín chấp sẽ phải chịu lãi suất từ 10%/năm. Nhưng nếu khách hàng vay theo hình thức thế chấp thì lãi suất sẽ chỉ còn hơn 7%/năm.

Tuy nhiên nếu như bạn đang cần một khoản tiền gấp thì hình thức vay thế chấp lại không đáp ứng được ngay do thủ tục khá lâu vì phải thẩm định tài sản thế chấp. Trong trường hợp này thì vay tín chấp sẽ thuận tiện hơn vì quy trình xét duyệt nhanh chóng.
Nếu như bạn cần một khoản tiền lớn và thời gian chưa quá gấp thì nên chọn hình thức vay thế chấp để được áp dụng lãi suất ưu đãi hơn.
7. Giải đáp: Vay tín chấp rồi có thể vay thế chấp được không?
Câu trả lời là có. Các ngân hàng vẫn sẽ tạo điều kiện cho khách hàng đang vay tín chấp có cơ hội tiếp cận khoản vay thế chấp chỉ cần khách hàng có thu nhập tốt để trả nợ khoản vay.

Tóm lại, mỗi hình thức vay tín chấp và vay thế chấp vay vốn đều tồn tại những ưu nhược điểm riêng, để lựa chọn được hình thức vay vốn phù hợp bạn nên cân nhắc kỹ dựa vào nhu cầu của bản thân, khả năng trả nợ của mình và nên tham khảo kỹ thông tin khi quyết định vay vốn.
- Xem thêm: Vay thế chấp xe máy thủ tục cực đơn giản
